Tật khúc xạ là mắt mất khả năng tự điều chỉnh để nhìn rõ vật ở khoảng cách nhất định, khi đó mắt chỉ nhìn rõ vật khi được điều chỉnh bằng kính.
1. Tật khúc xạ gặp khi nào ?
👉 Tật khúc xạ gặp ngay sau khi sinh và mắc phải trong quá trình sống
2. Tên gọi các tật khúc xạ của mắt là gì ?
👉 Cận thị - Viễn thị - Loạn thị - Lão thị " Bệnh cận " là tên gọi của một dạng đặc biệt
3. Cách khắc phục tật khúc xạ ?
👉 Đeo kính, phẫu thuật
4. Khi nào thì bắt đầu đeo kính ?
👉 Sau khi phát hiện mắt có tật khúc xạ, đeo kính càng sớm càng tốt
5. Một số kính có thể được dùng mãi không ?
👉 Số kính đeo khi đạt thị lực tối đa không thể dùng mãi được vì mắt cũng như cơ thể luôn thay đổi bởi các yếu tố sau: Mắt sẽ lão hoá, thoái triển (già đi)
👉 Cường độ học tập và lao động căng thẳng. Chơi trò chơi điện tử; Xem vô tuyến trong thời gian dài; Sử dụng kính không đúng !
6. Sau bao nhiêu lần phải kiểm tra kính ?
👉 Nên 6 tháng kiểm tra 1 lần với kính cận thị, loạn thị. Với kính lão thị nên 12 tháng đến 18 tháng kiểm tra lại một lần.
7. Làm gì để mức độ tăng kính thấp nhất ?
👉 Có chế độ làm việc và học tập hợp lý Sau 45-50 phút nên để mắt nghỉ 5 - 10 phút. Có đủ ánh sáng ngồi làm việc và học tập đúng tư thế sử dụng kính đeo đúng chỉ định, đúng cách
8. Cách phát hiện người bị tật khúc xạ như thế nào ?
👉 Đối với trẻ em: Trẻ hay nháy, nheo mắt, cúi xuống sát sách vở và khi học chép sai bài học, kết quả học tập giảm, xem vô tuyên phải ngồi gần, hoặc nhìn nghiêng về một phía.
👉 Đối với người lớn (Lão thị), phải đưa sách, tài liệu và xa, nheo mắt lại thì đọc rõ hơn. Ánh sáng không đủ, nhìn mờ, khả năng tập trung kém.
9. Sai lầm cần tránh trong nhận thức về tật khúc xạ ?
👉 Bố mẹ thấy trẻ đọc sách báo chữ nhỏ thì cho rằng trẻ bình thường. Đây là quan niệm sai lầm hay gặp vì trẻ bị cận thị nhìn xa kém trước. Phải che tùng mắt khi kiếm tra và trẻ có thể có tật khúc xạ ở một mắt
Phòng tránh và xử trí khi bị cận
👉 Nơi học tập đủ ánh sáng, bàn học trên kê gần cửa sổ, hướng ánh sáng chiếu từ bên trái qua, dùng đèn màu vàng
👉 Chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Học 45 phút nên nghỉ khoảng 10- 15 phút, xem TV không quá 60 phút một lần , ngồi cách xa Ti Vi 3-4 mét. Chế độ ngủ nghỉ 6 - 8 tiếng / ngày
👉 Tư thế ngồi học thẳng lưng, 2 chân khép, đầu cúi 10 - 15 độ. Khoảng cách từ mắt tới sách khoảng 40 cm. Đọc sách trong điều kiện đủ ánh sáng
Nguyên tắc đeo kính cận thị:
👉 Đảm bảo nguyên tắc nhìn rõ nhất có thể và cảm giác thoải mái. Thị lực 10 / 10 mỗi mắt
👉 Quan trọng nhất của khống chế việc tăng số cận là khoảng cách học bài phải đảm bảo 40cm. Đọc quá gần làm mắt mỏi điều tiết, độ cận tăng cao, tăng nhanh .
👉 Khi đeo kính, mắt kính giới hạn trường nhìn nên mắt di chuyển rất ít. Thỉnh thoảng bỏ kính cho mắt được nghỉ ngơi tránh mắt bị đờ do mang kinh quá nhiều .
👉 Bổ sung Vitamin A, ăn nhiều rau xanh, trái cây màu sắc đỏ, vàng, sữa tươi, gan động vật. Nên đưa trẻ đi khám kiểm tra mắt 06 tháng một lần. Cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, mỏi mắt, nhức đầu, mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, viết chữ không thẳng hàng.
⚠️Có thể nói kiến thức, kinh nghiệm phát hiện con bị tật khúc xạ hay không còn tồn tại rất nhiều ở các bậc phụ huynh. Bởi vậy, vì tương lai con trẻ đừng chủ quan về tật khúc xạ.
-------------🎗🎗------------
📌 KÍNH MẮT ĐỒNG HỒ QUANG ANH – SHOWROOM HÀNG HIỆU CHÍNH HÃNG
🏠 Địa chỉ: Số 2355 - 2357 ĐL Hùng Vương, Nông Trang, Việt Trì
☎️ Hotline: 0978 77 22 33